counter
5/5 - (1 bình chọn)

Networking không chỉ đơn giản là trao đổi thông tin mà còn liên quan đến thiết lập mối quan hệ. Trong kinh doanh, dù bạn đang đảm nhận chức vụ gì thì mỗi một mối quan hệ đều góp phần mang đến cơ hội cho bạn phát triển bản thân và sự nghiệp. Thế nhưng nhiều người vẫn cho rằng việc Networking là quá khó để hòa nhập. Đúng! Nhưng do họ chưa nhận thấy giá trị lớn lao của nó. Vậy lợi ích của kỹ năng Networking là gì? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây

Networking Và Những Điều Bạn Cần Biết

Networking Là Gì?

Networking hay mạng lưới mối quan hệ được hiểu đơn giản là các mối quan hệ xung quanh của mỗi người. Kỹ năng Networking là quá trình tạo dựng kết nối và xây dựng mối quan hệ để làm giàu mạng lưới quen biết của bản thân.

Networking tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hay đồng nghiệp. Mở rộng Networking không khó vì nó có thể được tạo dựng ở bất kỳ đâu và bằng nhiều cách. Từ việc gặp gỡ người bạn cũ, trao đổi với mọi người tại sự kiện, chủ động bắt chuyện với các tiền bối trong công ty,…

Xem thêm: Chương trình MBA UBIS – nơi tạo ra những Networking chất lượng

Networking là gì

Networking là gì?

Tuy nhiên, để gặt hái được những kết nối chất lượng và có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu thì một mạng lưới kết nối chuyên nghiệp cần được xây dựng dựa trên 3 điều kiện tiên quyết:

  1. Gặp gỡ và giao lưu
  2. Tạo động lực duy trì
  3. Nuôi dưỡng các mối quan hệ

Trong cuộc sống, không ai khẳng định mình hoàn toàn tách biệt được khỏi các mối quan hệ, không cần tới bất kỳ sự trợ giúp nào. Một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi là chìa khóa hình thành, xác định, tạo ra các cơ hội kinh doanh trong tương lai. Chúng tôi sẽ đi sâu hơn về tầm quan trọng của Networking ở phần nội dung bên dưới!

Tại Sao Networking Là Một Trong Các Vai Trò Chủ Chốt Đối Với Dân Kinh Doanh?

Xây dựng mối quan hệ với đúng người vào đúng thời điểm là chìa khóa để đưa sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Vì mối quan hệ là một trong những cách tốt nhất để mở ra cơ hội nghề nghiệp – một công việc mới, một vai trò hay chức vụ mới. Tại sao lại nói vậy? Bởi, nó thường đi kèm với từ khóa: Giới thiệu.

Xem thêm: Học MBA Để Làm Gì? Có Nên Lựa Chọn Học MBA Để Thăng Tiến?

networking mang đến cơ hội việc làm

Networking mang đến cơ hội việc làm

Không thể phủ nhận rằng gặp gỡ những người mới có thể sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn đối mặt với nỗi sợ hãi ấy, bạn sẽ ngạc nhiên với các giá trị được tạo ra từ các kết nối này. Dưới đây còn là một số lý do Networking quan trọng trong kinh doanh:

  • Networking giúp bạn gặp gỡ mọi người ở đa lĩnh vực, đa ngành nghề
  • Tiếp cận đến những cơ hội tưởng chừng như không thể xảy ra
  • Nhận được sự cố vấn, trợ giúp từ các chuyên gia và doanh nhân giàu kinh nghiệm
  • Được cập nhật thông tin mới nhất trong lĩnh vực của mình
  • Tạo được dấu ấn riêng và củng cố thương hiệu cá nhân
  • Tạo điều kiện kết nối với những người có thể hỗ trợ bạn

Có thể thấy, lợi ích mạng lưới mối quan hệ mang đến cho bạn còn vượt xa trên mọi khía cạnh, không chỉ riêng các cơ hội nghề nghiệp. Vì thế, việc củng cố và nâng cao kỹ năng Networking trở nên cực kỳ quan trọng và rất cần thiết trong thời thế biến động ngày nay.

Người Networking Tốt Có Đặc Điểm Như Thế Nào

Entrepreneur – Nhà xuất bản về kinh doanh, đã làm khảo sát với hơn 3.400 các doanh nhân trên khắp thế giới về các hành vi họ tìm thấy ở một người có kỹ năng kết nối tốt. Và Entrepreneur đã đúc kết được 7 đặc điểm hàng đầu mà một người Networking giỏi đều sẽ có, cụ thể như sau:

networking - đặc điểm chung của những người kết nối tốt

Đặc điểm chung của những người có Networking giỏi

1. Biết lắng nghe

Đây là đặc điểm đứng đầu danh sách. Thành công của một kết nối mới phụ thuộc vào mức độ chúng ta lắng nghe và quan tâm đến người khác. Càng hiểu rõ đối phương cần gì, bạn sẽ thiết lập Networking có giá trị càng nhanh. Vì thế, đừng ngần ngại thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với nhu cầu/ý kiến của người khác!

2. Luôn có thái độ tích cực

Điều đầu tiên mọi người nhìn thấy là thái độ và cách bạn đối mặt với các vấn đề thế nào. Một thái độ tiêu cực chắc chắn sẽ tạo nên ấn tượng xấu trong mắt người khác. Không ai mong muốn mình bị ảnh hưởng từ những điều không tốt xung quanh. Vì thế, một người tích cực chắc chắn sẽ khiến mọi người ưu tiên giao lưu, trò chuyện nhiều hơn.

3. Luôn hỗ trợ và hợp tác

Đặc điểm 1 người networking tốt hay một mối quan hệ bền vững là sự tương tác giữa 2 chiều. “Cho đi và nhận lại” chính là mấu chốt để duy trì kết nối. Mọi người sẽ không quan tâm bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm họ đến mức nào. Vì thế, bạn nên chủ động bày tỏ sự mong muốn giúp đỡ của mình thay vì nghĩ rằng “Họ có thể giúp đỡ được gì cho tôi?”. Chắc chắn điều này ít nhiều sẽ mang lại lợi ích cho bạn trong tương lai.

4. Chân thành và thành thật

Trân trọng, vun vén những mối quan hệ hiện tại và tương lai sẽ phản ánh được sự thành thật của bạn trong mối quan hệ này. Mọi thứ được tạo nên từ sự giả dối đều không vững chắc bằng xây dựng từ sự quan tâm chân thành. Vì thế, những người đã phát triển các kỹ năng kết nối thành công luôn ưu tiên truyền đạt sự chân thành của họ.

5. Có khả năng tiếp cận cao

“Mọi người có thể không nhớ bạn là ai và bạn đã làm những gì, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm xúc bạn đã mang lại cho họ” – theo kết quả khảo sát

Khi bạn thể hiện mình là một người dễ gần, bạn sẽ mang đến cho mọi người cảm giác thoải mái khi bắt đầu một mối quan hệ mới với bạn. Đó là lý do tại sao một kết nối mối quan hệ hiệu quả luôn bắt đầu bằng khả năng tiếp cận.

6. Đáng tin cậy

“Người đó thành công đến đâu không quan trọng; nếu tôi không tin tưởng họ, tôi sẽ không làm việc với họ.”

Có thể nói, xây dựng lòng tin trong môi trường kinh doanh vô cùng khó. Vì thế, hãy trở thành một người đáng tin trong mọi tình huống! Từ việc đúng giờ, giữ đúng lời hứa, trung thực nhận lỗi,… để trở thành một người luôn nhận được sự tin cậy từ đối tác.

7. Luôn giữ liên lạc

Từ những hành động nhỏ như để lại lời nhắn hay nhắn tin hỏi thăm tình hình đối phương sẽ giúp bạn gia tăng sự gắn bó trong mối quan hệ hiện tại. Và là cơ hội để kết nối lại các mối quan hệ được cho là “rơi vào quên lãng”. Việc thể hiện sự quan tâm chắc chắn sẽ giúp bạn tạo ấn tượng đặc biệt trong mắt đối tác hơn.

Lời kết

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ hiểu rõ về Networking và nắm được các kỹ năng cần thiết để trở thành một người Networking giỏi, góp phần thành công trong cuộc sống.

Bạn đang tìm kiếm một môi trường để xây dựng Networking chất lượng? Tại chương trình MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) từ trường Đại học UBIS Thụy sĩ, ngoài việc bạn được kết nối với mạng lưới Alumni với hơn 1300 học viên, bạn còn được tiếp thu những kiến thức về kinh doanh và kinh tế thực tiễn nhất để phát triển trên con đường sự nghiệp của mình. Xem thông tin chi tiết chương trình TẠI ĐÂY.

5/5 - (1 bình chọn)