Dù được đánh giá là xu thế tất yếu của cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp nhiều thách thức và rào cản. Theo khảo sát của McKinsey năm 2021, có đến 70% doanh nghiệp thất bại trong quá trình chuyển đổi số. Nguyên nhất thất bại là vì: không đạt được sự thống nhất, đồng thuận về tầm nhìn, mục tiêu hay thiếu sự liên kết, hoạch định nguồn lực,…Vậy, nếu doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thất bại trong việc chuyển đổi số bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Khái niệm chuyển đổi số
Chuyến đổi số là gì?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu rõ khái niệm về chuyển đổi số. Chuyển đổi số hay còn được gọi là Digital transformation nói về sự tích hợp của các ứng dụng công nghệ hiện đưa vào vận hành hoạt động công ty.Tại Việt Nam, hình thức chuyển đổi số được nhiều nhiều đĩnh nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình công nghệ như: CRM, Cloud, IoT,… Với mục đích thay đổi phương thức lãnh đạo, vận hành hoạt động mang tối đa năng suất lao động trong doanh nghiệp.
Lợi ích chuyển đổi số
Tối ưu hiệu suất lao động
Theo một số thống kê cho thấy, việc chuyển số có thể nâng cao năng suất lao động từ 30% – 40%, đóng góp đến 20-30% tăng trưởng GDP. Và doanh nghiệp có thể đạt mức tăng 55% tổng lợi nhuận trong vòng 3 năm.
Đọc thêm: Networking giúp gì cho bản thân và doanh nghiệp?
Đồng bộ dữ liệu công ty
Lợi ích tuyệt vời của chuyển đổi số đó là đồng bộ tất cả dữ liệu thông tin của công ty vào một chỗ. Nếu như trước đây bạn phải tốn khá nhiều thời gian để tìm kiếm một thông tin nào đó từ phòng ban khác, thì lúc này chỉ cần vào thao tác đơn giản là bạn đã có cho mình kết quả. Điều này không chỉ giúp bạn trích xuất thông tin dễ dàng, mà còn đồng bộ các tài liệu rời rạc cố định thành một nơi chuyên biệt, hạn chế tối đa tình trạng làm “rơi mất” những chứng từ, thông tin quan trọng.
Lợi ích chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Tiết kiệm chi phí
Theo thống kế từ Gartner, có đến ⅔ kế hoạch triển khai hoạt động chuyển đổi số liên quan đến vấn đề chi phí. Các doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật số vào quy trình vận hành để nâng cao hiệu hiệu suất lao động, tinh gọn quy trình sản xuất và tăng thời gian đưa sản phẩm ra thị trường sớm nhất. Những quy trình này đều có tính liên hệ mật thiết với chi phí vận hành mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Nếu vận dụng tốt việc chuyển đổi số, các doanh nghiệp có thể tối ưu được bài toán chi phí của mình.
Vì sao chuyển đổi số thất bại?
Đứng dưới góc độ là nhà quản lý kinh tế để đưa ra những quyết định phù hợp nhất cho doanh nghiệp, trước khi đưa ra giải pháp ứng phó hãy dựa vào 3 câu hỏi sau để xác định lý do thất bại thực sự là gì.
Who is making the bad decision? (Ai là người đưa ra quyết định tệ dẫn đến thất bại trong chuyển đổi số?)
Ai là người đưa ra quyết định dẫn đến thất bại trong chuyển đổi số
Lãnh đạo là người định hướng phát triển về chuyển đổi số, nhưng người đảm nhận chính để triển khai kế hoạch này lại là người khác, có thể là giám đốc hoặc các cấp quản lý… Lúc này, hãy nhìn nhận lại liệu hai nhóm đối tượng này đã thực sự hiểu mục tiêu và tầm nhìn của nhau chưa. Khi triển khai bất kỳ kế hoạch gì, dù công cụ có tốt đến đâu nếu người thực hiện không cùng mục tiêu với nhà lãnh đạo sẽ dễ đưa ra những quyết định không phù hợp.
Bên cạnh đó, năng lực và kiến thức chuyên môn của người đảm nhận trách nhiệm triển khai cũng là yếu tố chính để kế hoạch chuyển đổi số có thành công hay không. Cần phải giao việc cho đúng người thì họ mới có thể đưa ra những quyết định đúng cho tương lai của doanh nghiệp.
Giải pháp phù hợp:
Khi nhìn thấy dấu hiệu không tốt trong quá trình chuyển đổi số, hãy xem xét lại mục tiêu ban đầu doanh nghiệp đề ra là gì. Sau đó, đánh giá khách quan năng lực người đảm nhận thực hiện kế hoạch này liệu họ có đủ sức để đi đường dài hay không? Và có thể, bạn cần tìm một người phù hợp hơn, có đủ kiến thức chuyên môn cho kế hoạch này.
Do they have enough information to make a good decision? (Họ đã đủ thông tin để đưa ra quyết định phù hợp hay chưa?)
Họ đã đủ thông tin để đưa ra quyết định phù hợp
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chuyển đổi số chính là nguồn thông tin bạn có liệu đã đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, những thông tin liên quan về dòng tiền cần phải rõ ràng và chi tiết nhưng đa phần các doanh nghiệp thường không để ý việc này.
Các vấn đề về tài chính không đơn giản ở việc bỏ tiền ra mua công cụ chuyển đổi số, mà bạn cần phải lập một kế hoạch ngân sách cụ thể để đối chiếu nguồn lực tài chính có đáp ứng được mục tiêu đề ra không.Việc không chi tiết những con số, ước tính chi phí phát sinh, dự đoán thời gian thu lại lợi nhuận… sẽ khiến doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn trong quá trình chuyển đổi số.
Giải pháp phù hợp:
Hãy xác định lại các nguồn thông tin mà bạn có được, thu thập thêm các dữ liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những thông tin có khả năng tác động trực tiếp đến kế hoạch của bạn. Từ đó, bạn hãy lập ra một kế hoạch ngân sách hợp lý phù hợp với mục tiêu đề ra. So sánh chi phí trước và sau khi chuyển đổi số đã chi bao nhiêu tiền, ước chừng với nguồn vốn hiện tại liệu có đủ để bạn phát triển tiếp hay không.
Do they have the incentive to do so? (Họ có đủ động lực để làm điều đó không?)
Họ đã đủ động lực để làm điều đó không?
Đa phần các doanh nghiệp đều tập trung vào yếu tố công nghệ mà quên đi con người mới là nhân tố chính. Nếu cấp trên mong muốn một thay đổi mới nhưng nhân viên chưa cảm nhận được sự quan trọng, không có động lực thực hiện thì chương trình chuyển đổi khó thực thi được. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo cần có thời gian làm việc nhiều hơn với nhân sự nhằm thay đổi nhận thức nội bộ cho sự phát triển chung.
Giải pháp phù hợp:
Bạn hãy cho họ thấy đây là sự thay đổi để phát triển không phải là sự thay thế công nghệ với con người. Đặc biệt, với cương vị dẫn dắt bạn phải là người có quyết tâm cao nhất, lập ra những chiến lược thúc đẩy nhân viên, nêu ra những lợi ích thực sự sau khi chuyển đổi số. Từ đó, khuyến khích họ cùng cộng tác vào quy trình phát triển của doanh nghiệp.
Trên đây là giải pháp được trích ra từ tài liệu môn học Managerial Economics của chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA đại học UBIS, Hoa Kỳ. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà bạn có cách áp dụng giải pháp khác nhau cho doanh nghiệp. Đừng quên rằng, “Chuyển đổi số là cả một hành trình và là sự thử thách thay đổi cả một quy trình quản trị doanh nghiệp với cách làm việc mới, công cụ mới và văn hóa mới. Chuẩn bị tốt ở những bước đầu sẽ giúp chúng ta giảm thiểu và hạn chế mức độ nào đó sự thất bại trong hành trình này” – Theo PGS.TS. Trần Hà Minh Quân